This article is currently in the process of being translated into Vietnamese (~99% done).
Hello, world!
Theo dòng lịch sử, mọi hướng dẫn lập trình đều được bắt đầu bằng một ví dụ "Hello, world!". Mục đích của ví dụ đơn giản này là để in ra một thông báo đến người dùng, đó là câu nói bất hủ "Hello, world!"🤣, mà không cần nhập bất kỳ dữ liệu đầu vào hoặc làm bất cứ điều gì. Nó có thể truy ngược về tận năm 1974, ít nhất là 20 năm trước khi JavaScript được chào đời, nhưng dù sao thì hướng dẫn này cũng sẽ bắt đầu bằng một ví dụ "Hello, World!".😍😍
Hiện tại với JavaScript, nơi chúng ta hiện thị thông báo có thể thay đổi, dựa vào JavaScript được sử dụng để diễn giải nó. Ví dụ, nếu bạn chạy nó từ trình duyệt, chúng ta có thể sử dụng hàm alert() để hiển thị thông báo:
alert("Hello, world!");
Khi bạn chạy thử ví dụ này, bạn sẽ thấy một cửa sổ đẹp mắt xuất hiện với thông điệp nổi tiếng thế giới được gửi đến toàn thế giới. Như trước đây chúng ta đã nói, hướng dẫn này sẽ bắt đầu mà không quá tập trung vào trình duyệt, nhưng bạn cần nhớ rằng để nhúng mã này vào tệp HTML. các mã này cần nằm trong thẻ SCRIPT, trông như thế này:
<script>
alert("Hello, world!");
</script>
Hello, trang web!
Với suy nghĩ ở trên, tôi muốn cho bạn xem một ví dụ khác, trong ví dụ đó chúng tôi thêm mã JavaScript vào một trang web thực tế (mặc dù nó không quá phức tạp 😁) để bạn có thể hình dung cách thức nó hoạt động:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Hello, world!</title>
</head>
<body>
<p>And now for the world famous message:</p>
<script>
document.write("Hello, world!");
</script>
<p>Thank you, and goodnight!</p>
</body>
</html>
Hãy thử chạy ví dụ trên, trực tiếp tại đây trong bài viết hoặc bằng cách lưu nó dưới định dạng .html trên máy tính của bạn và mở nó bằng trình duyệt.
Đừng quá lo lắng về tất cả các thẻ HTML, chúng chỉ là cấu trúc cơ bản của một trang web với một xíu văn bản🤣🤣. Thay vào đó hãy tập trung vào khối lệnh ở giữa thẻ script. Tôi đã sử dụng nó để thêm một đoạn mã JavaScript trực tiếp vào mã HTML (về cơ bản là ở giữa một trang web), và dử dụng hàm document.write() để hiển thị văn bản trực tiếp giữa các phần còn lại của trang web.
Hello, console!
Lưu ý rằng document.write() là một hàm đặc biệt của trình duyệt, vì vậy nếu bạn chạy nó với Node.js (là một nền tảng được xây dựng trên JavaScript) thì có khả năng hàm này sẽ không hoạt động được. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng một hàm hoạt động được trên nhiều công cụ JavaScript: console.log()
console.log("Hello, world!");
Nếu bạn chạy hàm này trên trình duyệt web, bạn sẽ cần tìm trong bảng điều khiển dành cho nhà phát triển để đọc được thông báo. Các để bạn có thể bật được bảng điều khiển này tùy thuộc vào trình duyệt bạn đang sử dụng, nhưng bạn có thể nhấn thử F12 - nếu không bất cứ gì xuất hiện, bạn có thể cần phải xem bài viết này, sẽ giải thích cách bạn có thể bật bảng điều khiển cho nhà phát triển trên nhiều trình duyệt khác nhau.
Tóm tắt
Sau khi hoàn thành ví dụ bất hủ của ngàng lập trình "Hello, world!" 😆, giờ chúng ta đã sẵn sàng để tiếp tục và tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình JavaScript.